Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng hiệu quả nhất hiện nay

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng hiệu quả nhất hiện nay
Ngày đăng: 20/09/2023 02:11 PM

    TẠI SAO PHẢI PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG?

    Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng là một bước quan trọng để bảo vệ và duy trì sức khỏe của cây. Sâu bệnh hại có thể tấn công lá, hoa, quả và thậm chí gây suy yếu toàn bộ cây, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng. Việc phòng trừ không chỉ giúp duy trì hiệu suất sản xuất, mà còn bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và nấm.

    Năng suất cây trồng, hiệu quả mùa vụ thường chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các yếu tố như: thời tiết, đất đai, không khí, nguồn nước và đặc biệt là các loại sâu bệnh. Nếu như nhà nông chủ quan, lơ là không có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Có thể kể đến như:

    -       Sâu bệnh hại làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất cây trồng.

    -       Khi bị sâu hại tấn công, chất lượng và giá trị thẩm mỹ của nông sản cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

    -       Nếu tình trạng kéo dài, sâu bệnh hại có thể khiến toàn bộ nông sản bị mất trắng, không thể thu hoạch.

    -       Sâu bệnh hại sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm nông sản như rau, củ, quả…

    -       Đối với hạt giống, sâu bệnh hại sẽ làm giảm đi tỉ lệ nảy mầm, sức sống của hạt.

    -       Khiến giá trị của sản phẩm nông sản bị giảm độ đồng đều, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

    Do đó, ý nghĩa của việc phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây trồng là vô cùng quan trọng. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Góp phần cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống.

    Tác hại của các loại sâu bệnh gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Một số loài sâu bệnh hại thường gặp ở cây trồng có thể kể đến như: sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh ăn lá, sâu khoang, sâu tơ, bọ xít, sâu đục thân… Chúng có thể xuất hiện trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: lúa, ngô, khoai, cây rau màu, cây ăn quả như vải, nhãn, sầu riêng, cây công nghiệp như cà phê, mía, điều…

    Do đó, để ngăn ngừa những thiệt hải và đảm bảo năng suất mùa vụ, bà con nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng. Dưới đây sẽ là một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.

    Một số phương pháp phòng ngừa sâu bệnh hại hiện nay

    Phòng trừ sâu bệnh bằng cách canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

    Áp dụng biện pháp canh tác khoa học để phòng ngừa sâu bệnh phát sinh, đồng thời sử dụng các loại giống có khả năng chống sâu bệnh hại là một trong những biện pháp hiệu quả được bà con áp dụng hiện nay. Đối với biện pháp này, bà con cần lưu ý:

    Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả lâu dài và dễ thực hiện. Nhược điểm là không thể xử lý khi sâu bệnh đã sinh trưởng và lây lan thành dịch. Nhìn chung thì phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại này mang lại năng suất cây trồng cao, đảm bảo chất lượng nông sản, hạn chế được việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả lâu dài. Nhược điểm còn tồn tại là khó xử lý khi sâu bệnh đã sinh trưởng và lây lan thành dịch rộng lớn.

    Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng thủ công          

    Đối với phương pháp thủ công, bà con thường dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

    Ưu điểm của phương pháp thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường và đảm bảo thực phẩm sạch, hiệu quả khi sâu/bướm mới phát sinh. Tuy vậy nhược điểm còn tồn tại là hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển mạnh, khó áp dụng trên diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.

    Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp hóa học

    Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì sử dụng thuốc hóa học là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.

    Biện pháp hóa học sẽ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hay còn còn gọi là thuốc BVTV (Bảo vệ thực vật) để diệt trừ sâu bệnh trên cây trồng. Hiệu quả của thuốc hóa học là rất cao, có thể diệt trừ các loại sâu bệnh ngay tức thì, rất nhanh chóng.

    Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thuốc hóa học cũng có những điểm hạn chế. Nếu như quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra rất nhiều những tác hại như:

    -       Gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí

    -       Ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động do tiếp xúc với hóa chất

    -       Gây hại cho cả những sinh vật có lợi, ảnh hưởng tới hệ sinh thái…

    Phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách diệt trừ cỏ dại

    Cỏ dại vốn là một môi trường thuận lợi để các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại sinh sôi, phát triển và trú ngụ. Do đó việc diệt trừ cỏ dại chính là loại bỏ được nguyên nhân môi trường gây bệnh, ngăn ngừa sâu bệnh có điều kiện sinh sôi phát triển mà không cần dùng đến thuốc trừ sâu.

    Biện pháp tiêu diệt cỏ dại có thể thực hiện bằng việc xới đất, phun thuốc trừ cỏ, nhổ bằng tay, phát bằng máy….Tuy nhiên, nhiều loại cỏ có bộ rễ rất khỏe, ăn sâu nên có khả năng phát triển, tái sinh rất nhanh. Việc này cần thực hiện nhiều lần, tốn khá nhiều thời gian và sức lực của người nông dân.

    Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng sinh học

    Đây là một trong những phương pháp tận dụng những sinh vật là thiên địch của các loại sâu bệnh để diệt trừ chúng. Có thể kể đến một số loại thiên địch có sẵn trong tự nhiên như: ếch, ong mắt đỏ, nhện, chim… và con mồi của chúng là các loại gây hại cho cây trồng như: sâu xanh, bọ xít, bọ rầy, trứng sâu…

    Hiện nay, biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại đang được áp dụng ở một số nơi với quy mô tương đối lớn. Việc nuôi các loài vật thiên địch ngoài đồng ruộng rất an toàn cho người và các sinh vật khác, thân thiện với môi trường tự nhiên. Đồng thời hiệu quả tiêu diệt sâu bệnh cũng tương đối cao và nhanh chóng. Tuy nhiên biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại này còn có nhược điểm tồn tại đó là mỗi 1 loài thiên địch chỉ dùng để điều trị một số loại sâu bệnh nhất định.

    Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng chế phẩm sinh học

    Đây là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mang lại hiệu quả cao và được người dùng ủng hộ nhất. Sử dụng chế phẩm sinh học hay thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm như:

    -       Không độc hại, các vi sinh vật trong chế phẩm không làm ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người, vật nuôi và cây trồng.

    -       Góp phần tăng độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, phân hủy các chất hữu cơ, chất thải sinh học.

    -       Tăng cường các chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.

    -       Hạn chế tối đa sự phát triển của các loại sâu bệnh hại cây trồng.

    Tuy vậy, thuốc trừ sâu sinh học cũng vẫn còn những điểm hạn chế như: độc tính không cao, khả năng diệt trừ sâu bệnh diễn ra khá chậm, đôi khi là không triệt để.

    Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng biện pháp kiểm dịch thực vật

    Đây là một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hiện nay. Kiểm dịch thực vật là một hệ thống các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác. Biện pháp mà chúng ta thường thấy và được áp dụng phổ biến nhất là kiểm tra, xử lý sản phẩm nông nghiệp.

    Ưu điểm của phương pháp này đó là ngăn chặn được sâu bệnh hại nguy hiểm lây lan. Nhược điểm đó là tốn công sức và thời gian.

    Chọn lựa và kết hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phù hợp là chìa khóa để bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Sự ứng dụng linh hoạt và thông minh của các biện pháp trên sẽ giúp duy trì hệ sinh thái cân bằng và bền vững trong nông nghiệp.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline